Cứ ngỡ là dịp hiếm hoi để bày tỏ lòng biết ơn với sếp nhưng anh lập trình viên trẻ đâu ngờ rằng, sếp mình lại là người sòng phẳng, chính trực thế này.
Khi được mời tham dự một tiệc cưới thì việc bỏ phong bì tiền mừng như trở thành một luật bất thành văn và cũng được coi là lời chúc phúc đến cô dâu chú rể. Tuy vậy, việc bỏ bao nhiêu vào cái phong bì ấy lại khiến người được mời hết sức đau đầu. Nhất là trong công việc, mà đặc biệt là với sếp tổng thì chuyện đi cưới bao nhiêu lại càng “nhức não” hơn. Bỏ nhiều quá thì hơi đau ví, không khéo lại còn bị cho là dùng tiền mua mối quan hệ, mà bỏ ít thì lại có hơi… ngại, rất dễ bị đánh giá.
Như câu chuyện của anh lập trình viên trẻ dưới đây này:

Đôi dòng tâm sự của anh nhân viên trẻ khi “quá tay” mừng cưới sếp gấp 3 lần đồng nghiệp, sau đó thì bị sếp gọi điện phê bình (Ảnh chụp màn hình/ Group: Biết Thế Hỏng Đi Làm)
Theo như những dòng tâm sự của anh nhân viên trong câu chuyện trên thì, anh đã làm việc tại công ty hiện tại là hơn 2 năm rồi. Công việc, lương lậu và đồng nghiệp với anh là ổn nên anh khá thoải mái khi cống hiến tại môi trường này.
Tuy vậy, rắc rối bắt đầu xảy đến khi sếp anh có mời cưới nhân viên trong công ty, dù biết các đồng nghiệp khác chỉ đi 1 triệu nhưng anh cho rằng 1 triệu quá ít, thế là tăng lên thành 3 triệu. Sau khi tiệc cưới kết thúc và vừa trở về, sếp lại đột nhiên gọi điện cho anh và nghiêm túc phê bình rằng, sao anh lại đi gấp ba lần đồng nghiệp như thế? Có phải là muốn lấy lòng sếp không? Có lẽ vì quá oan ức và chưa hiểu rõ rằng mình sai chỗ nào nên anh thanh niên ngay lập tức đăng đàn “cầu cứu” cư dân ᴍạɴɢ.

Dưới bài đăng, nhiều tài khoản đã để lại bình luận giải đáp thắc mắc của anh nhân viên:
– “Bạn đi làm 2 năm ở đấy rồi mà tôi còn tưởng bạn chỉ mới làm 2 tháng ấy… Đồng nghiệp đi sao thì cứ đi vậy thôi, bày đặt làm gì để giờ bị hiểu lầm là phải”.
– “Đền đáp thì còn nhiều đợt, biết đồng nghiệp đi có 1 triệu thì cứ đi 1 triệu thôi. May mà sếp tốt gọi nhắc nhở để bạn rút kinh nghiệm đấy!”
– “Sếp bạn xịn thế, chẳng bù cho sếp mình. Đợt cưới sếp, nhân viên tụi mình còn được quy định phải đi đúng 5 triệu cơ. Sếp tâm lý vậy thì cố gắng công hiến nhé!”
Không biết mọi người thế nào nhưng riêng tôi thấy nhé, anh nhân viên trong câu chuyện trên có lòng đấy nhưng chưa biết cư xử cho khéo léo. Rõ ràng, nếu không biết đồng nghiệp đi bao nhiêu thì ᴛùy vào tài chính của anh mà quyết. Đằng này biết rõ mọi người thống nhất sẽ đi 1 triệu nhưng anh lại chọn bỏ phong bì 3 triệu thì chẳng bênh được. Đã làm việc tại công ty 2 năm, tôi nghĩ ít nhiều gì anh cũng hiểu rõ sếp mình là người như thế nào chứ nhỉ?
Mà phải công nhận, trong thời buổi hiện đại ngày nay, việc đi làm và may mắn có được một người lãnh đạo có tâm và có tầm như trên thật không dễ mọi người ạ. Khi mà giờ đây, tình trạng người cậy quyền ỷ thế, lợi dụng chức vụ để sai khiến và “ᴄướᴘ công” của cấp dưới ngày càng trở nên phổ biến.
Một người làm lãnh đạo công bằng, sòng phẳng thường nhận được sự tôn trọng và yêu mến của nhân viên. Từ đó, họ sẽ cố gắng nỗ lực, cống hiến hết sức mình cho sự phát triển của công ty. Thế mới là con đường lâu dài và bền vững, mọi người nhỉ?
Nguồn: webtretho